Công an đột kích Công ty bán dự án BĐS “ma” ở Đồng Nai

Ngày 31/8/2023, Cảnh sát hình sự (CSHS) Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp với Cảnh sát giao thông, Cảnh sát Cơ động đột kích công ty Lộc Phúc có hành vi tổ chức  lừa đảo, chiếm đoạt tài sản tại một dự án “ma” thuộc xã An Viễn (huyện Trảng Bom, Đồng Nai).

Ngày 4/9, Công an tỉnh Đồng Nai tiếp tục điều tra làm rõ vụ công ty lập dự án bất động sản “ma” lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của khách hàng.

Công an đột kích Công ty bán dự án “ma” ở Trảng Bom

Lực lượng chức năng đã khống chế bắt quả tang đối tượng Nguyễn Văn An – Tổng giám đốc Công ty Lộc Phúc cùng 185 đối tượng liên quan (trong đó, có 122 nhân viên, 20 đối tượng được thuê đóng giả khách hàng, 43 khách hàng là nạn nhân của công ty) đưa về Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đấu tranh, làm rõ.

Cùng thời điểm, một tổ công tác khác của Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp với Công an TPHCM tiến hành khám xét trụ sở Công ty Lộc Phúc, niêm phong và thu giữ 50 thùng tài liệu, nhiều máy tính, thiết bị điện tử, hơn 2,4 tỷ đồng, 18 ngàn yên Nhật; 3,5 ngàn USD; 24,3 lượng vàng; 2 xe ô tô 4 chỗ ngồi; 5 xe ô tô loại 52 chỗ để phục vụ công tác điều tra.

Công ty Lộc Phúc (địa chỉ: số 34 Tiền Giang, phường 2, quận Tân Bình, TPHCM) do Nguyễn Văn An (27 tuổi) làm tổng giám đốc bị bắt quả tang đang tổ chức sự kiện mở “sàn giao dịch” nhằm thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản tại một dự án “ma” thuộc xã An Viễn (huyện Trảng Bom, Đồng Nai).

Chiêu lừa đảo bán dự án “ma”

Qua đấu tranh, các đối tượng khai nhận, vào khoảng tháng 6/2022, Công ty Lộc Phúc bắt đầu tổ chức hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại một số dự án trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Để thực hiện hành vi lừa đảo, các đối tượng cầm đầu trong công ty đã tuyển mộ cả trăm sinh viên làm thêm, sinh viên thực tập làm nhân viên cấp dưới, sau đó, hướng dẫn họ vào các trang mạng xã hội tìm những căn nhà đẹp ở TP.HCM chụp ảnh, đăng lên website của công ty và trang web Chợ tốt để giới thiệu bán.

Khi kiếm được con mồi, các đối tượng hẹn khách hàng tại một địa điểm và đưa xe đến đon. Trên xe bố trí sẵn “chân gỗ” để tiếp cận khách hàng trên xe, đóng giả làm người mua bất động sản để tạo sự gần gũi, đồng cảm, rồi lôi kéo, dụ dỗ khách hàng cùng tham gia giao dịch.

Khi đến dự án do nhóm đối tượng tự dựng lên và tự lên bản vẽ, các nhân viên “chân gỗ” luôn áp sát và dùng mọi chiêu trò để lừa khách hàng mua.

Chiếm đoạt tài sản khách hàng

Khi khách hàng đồng ý đặt cọc (thông thường khoảng 100 triệu đồng). Trường hợp khách hàng phát hiện ra lô đất đó cao hơn giá trị thực tế, yêu cầu trả lại tiền đặt cọc thì bị nhân viên từ chối. Khi đó, khách hàng muốn được nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì buộc phải thanh toán hết số tiền còn lại mới được làm hợp đồng công chứng và chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, có nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì khách hàng cũng không được ở vị trí đã được công ty đưa đến xem và đặt cọc lúc đầu mà phải tìm vị trí khác, cách xa hàng chục km, giá trị thấp hơn rất nhiều. Trường hợp khách hàng khiếu nại, tố cáo thì nhân viên trực tiếp giao dịch với khách hàng đó sẽ huỷ sim rác và chặn liên lạc.

Chuyên án vạch mặt công ty lừa bán dự án “ma”

Từ tin báo tố giác tội phạm của người dân, Công an tỉnh Đồng Nai đã lập chuyên án đấu tranh. Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh đã phát hiện công ty này có hành vi lập dự án ảo trên đất nông nghiệp tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều khách hàng. Giá một lô đất chỉ khoảng vài trăm triệu đồng nhưng đã được phù phép vẽ sơ đồ biến thành dự án, rồi thổi giá lên hơn chục lần so với giá trị thực tế. Kết quả điều tra ban đầu phát hiện, hàng tháng, công ty Lộc Phúc thu lợi khoảng 20 tỷ đồng.

Ngoài dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản, công ty này còn có dấu hiệu của các tội danh khác và sẽ được cơ quan điều tra tiếp tục mở rộng điều tra trong thời gian tới nhằm làm rõ.

Meyreal.com


BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Lừa đảo tại dự án Hồ Tràm Riverside Bà Rịa – Vũng Tàu

Chiêu thức lừa đảo của Luyện Alibaba và các “trùm lừa”

Truy tìm đối tượng lừa đảo bán căn hộ Vinhomes Grand Park

Cảnh báo tình trạng trục lợi chính sách Nhà ở Xã hội

Lưu ý khi ký Hợp đồng mua bán với chủ đầu tư

Bắt và khởi tố chủ tịch Tân Hiệp Phát Trần Quí Thanh cùng con gái

Khuyến cáo hạn chế tranh chấp phí bảo trì chung cư

“Bẫy” câu chữ bị “gài” trong hợp đồng mua bán nhà đất

Đầu tư Bất động sản cần môi giới như nào?

Chân dung môi giới bất động sản chân chính

Lịch sử pháp lý khu phức hợp Sài Gòn – Ba Son

Phản bác nghi ngờ 2.000 giao dịch căn hộ Glory Heights

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ bộ phận kinh doanh
  • Liên hệ bộ phận kinh doanh