Cảnh báo tình trạng trục lợi chính sách Nhà ở Xã hội

Nhà ở xã hội được quy hoạch, thiết kế đồng bộ với giá bán ưu đãi là mơ ước của số đông người dân. Việc tiếp cận những căn hộ này luôn khó khăn bởi nguồn cung thấp, tính minh bạch thông tin vẫn còn vướng mắc…khiến xảy ra tình trạch trục lợi chính sách Nhà ở Xã hội.

Không thể phủ nhận trong những năm qua, hệ thống pháp luật về nhà ở ngày càng được hoàn thiện; nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đã được ban hành nhằm khuyến khích phát triển nhà ở xã hội cho các đối tượng còn khó khăn. Thế nhưng, thực tế triển khai cho thấy chính sách phát triển nhà ở xã hội (dành cho người thu nhập thấp) vẫn còn bất cập và diễn ra tình trạng trục lợi chính sách nhà ở xã hội.

Vấn nạn trục lợi từ chính sách nhà ở xã hội

Trong bối cảnh giá căn hộ nhà chung cư tại nhiều địa phương liên tục tăng. Các dự án nhà ở xã hội đang là lựa chọn dành cho người thu nhập thấp. Vì chênh lệch giá lớn nên nhà ở xã hội dù bị cấm giao dịch mua bán trong vòng 5 năm đầu tiên vẫn trở thành mặt hàng hấp dẫn trên thị trường một cách công khai.

Tình trạng trục lợi NOXH, người mua nhà ở xã hội với mức giá chênh lệch cao qua môi giới. Hay mua bán qua hình thức giấy tay, hợp đồng uỷ quyền, vi bằng… (do quy định cấm giao dịch mua bán NOXH trong vòng 5 năm đầu tiên). Dẫn đến người mua phải chịu giá cao hoặc người không đúng đối tượng mua bán NOXH, làm méo mó chính ý nghĩa thực của chính sách nhân văn của Nhà ở Xã hội.

Nhiều trường hợp chủ đầu tư và khách hàng tự thay đổi thiết kế công trình, căn hộ, hay sử dụng không đúng mục đích như: cho ở nhờ, cho thuê lại hoặc không sử dụng, mua bán sang nhượng… để trục lợi từ chính sách.

Rủi ro cho người mua nhà ở xã hội

Do cần mua nhà có giá phù hợp túi tiền nhưng không thể “bon chen” vào danh sách được mua, nên cứ ở đâu “mách” là họ tìm đến, thậm chí không ít người chấp nhận bỏ cả trăm triệu đồng qua môi giới để có cơ hội mua nhà.

Để mua được nhà ở xã hội, nhiều người thu nhập thấp đã bất chấp rủi ro về pháp lý khi mua lại những căn hộ chưa đủ điều kiện chuyển nhượng, thậm chí bị lừa, mất hàng trăm triệu đồng. Nhiều người mua nhà tại dự án nhà ở xã hội đã phản ánh về hiện tượng có những đơn vị liên quan đến dự án cùng bán một căn hộ cho nhiều người, hoặc bán cả những căn nhà ở xã hội chỉ để cho thuê; nhiều môi giới, sàn giao dịch tham gia “ăn tiền chênh lệch”…

Trên thực tế, nhu cầu về nhà ở có mức giá rẻ, được vay vốn ưu đãi rất lớn, nhưng nguồn cung lại ít nên mới có tình trạng người thì lợi dụng chính sách để kiếm lời, người vì mong giải quyết nhu cầu nhà ở trước mắt mà cuối cùng phải chịu thiệt. Trong khi đó, việc điều tra, xử lý các trường hợp sai phạm, sai đối tượng của các cơ quan chức năng còn khoảng trống khá lớn.

Cần siết chặt quản lý tình trạng trục lợi từ nhà ở xã hội

Để khắc phục tình trạng trên, Bộ Xây dựng đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở, ngành liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật. Điều này nhằm kịp thời chấn chỉnh và khắc phục các bất cập nêu trên.

Đặc biệt tập trung kiểm tra việc xét duyệt đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội cũng như việc lập dự toán, xác định giá bán và giá bán thực tế của các chủ đầu tư dự án Nhà Ở Xã Hội.

Bộ Xây dựng đã nghiên cứu, xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng. Theo đó, tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 6 Điều 64 quy định cụ thể hành vi vi phạm về bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội không đúng đối tượng theo quy định; và biện pháp khắc phục hậu quả, là buộc thu hồi nhà ở xã hội và buộc hoàn trả bên mua, bên thuê mua số tiền mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.

Chủ trương phát triển NOXH

Với chương trình “Thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp” theo nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, nhiều doanh nghiệp lớn cũng đã cam kết tham gia phát triển NOXH.

Đơn cử, Vinhomes sẽ bắt đầu kế hoạch hoàn thành 500.000 căn hộ nhà ở xã hội trong vòng 5 năm tới; Tập đoàn Novaland sẽ đầu tư xây dựng 200.000 căn hộ nhà ở xã hội ở TP. HCM và các tỉnh phía Nam. Tập đoàn Hòa Bình, Becamex IDC, Tổng công ty Viglacera, Tập đoàn APEC, Tập đoàn Nam Long, địa ốc Sài Gòn, Hoàng Phúc, TTC Land… Ngoài ra có một số doanh nghiệp nhà nước như Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD)…

Ý nghĩa của chính sách Nhà ở Xã hội

Nhà ở xã hội được xây dựng để hỗ trợ, giải quyết nhu cầu chỗ ở cho các đối tượng khó khăn, thu nhập thấp. Vì vậy, loại hình nhà ở này được Nhà nước hỗ trợ thông qua ưu đãi về tiền sử dụng đất, thuế giá trị gia tăng, lãi suất vay… nhằm giảm giá bán nhà. Song đã xảy ra tình trạng nhiều chủ sở hữu căn hộ nhà ở xã hội sử dụng không đúng mục đích (bán, cho thuê, không sử dụng…), đòi hỏi phải có biện pháp quản lý chặt chẽ, ngăn chặn, xử lý việc trục lợi chính sách an sinh.

Nhà ở xã hội để phục vụ nhu cầu của những người có thu nhập thấp, người nghèo trong xã hội, loại hình nhà ở này được hưởng nhiều ưu đãi của Nhà nước về tiền thuế, tiền sử dụng đất, vay vốn lãi suất thấp…Tuy nhiên cũng lợi dụng những ưu đãi này mà một số người đã trục lợi bất chính làm mất đi mục đích an sinh xã hội mà chính sách này mang lại.

Meyreal.com


THAM KHẢO BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Chi tiết nhà ở xã hội Happy Home Vinhomes

Để được mua nhà ở xã hội cần những giấy tờ gì?

Thông tin nhà ở xã hội đang triển khai trên cả nước

Sunhome: Thương hiệu Nhà ở xã Hội Sun Group

Masterise Homes phát triển Nhà Ở Xã Hội

Tập đoàn Novaland phát triển Nhà Ở Xã Hội

Danh sách Nhà Ở Xã Hội Vinhomes Happy Home

Phân biệt & So sánh Nhà ở Xã hội, tái định cư, thương mại

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ bộ phận kinh doanh
  • Liên hệ bộ phận kinh doanh