7 “Bẫy” câu chữ bị “gài” trong hợp đồng mua bán nhà đất

Lợi dụng sự nhập nhằng của câu chữ để cài cắm những “cái bẫy” tinh vi trong hợp đồng mua bán nhà đất là chiêu thức thường gặp của những chủ đầu tư chụp giật. Không nhận diện được những cái bẫy này thì “bút sa, gà chết”, người mua sẽ là bên chịu thiệt khi có tranh chấp xảy ra.

VẠCH TRẦN Bẫy câu chữ bị gài trong hợp đồng mua bán nhà đất

Hàng chục trang giấy, hàng trăm điều khoản của hợp đồng mua bán, nếu không để ý kỹ, người mua nhà đất thường rơi vào “cái bẫy” câu chữ, chỉ khi tranh chấp xảy ra mới biết mình thua thiệt.

7 “Bẫy” câu chữ bị “gài” trong hợp đồng mua bán

Dưới đây là 7 trường hợp về “bẫy” câu chữ trong HĐMB với vị dụ cụ thể.

1. Về thời hạn bàn giao nhà

– Ví dụ: Trong điều khoản xử phạt chủ đầu tư chậm bàn giao nhà tại một dự án ở Hà Nội quy định như sau:

“Thời gian bàn giao có thể sớm hoặc trễ hơn nhưng không vượt quá 90 ngày kể từ quý I/2019.”

– Phân tích bất lợi: Thoạt nhìn, điều khoản này không có vấn đề gì và nhiều khách hàng của dự án đó lúc bấy giờ cũng nghĩ như vậy. Nhưng, đến tận quý I/2020 thì chủ đầu tư này vẫn chưa bàn giao nhà nên nhiều khách hàng cho rằng vẫn chưa nhận được nhà nên không trả nốt tiền theo tiến độ và yêu cầu chủ đầu tư chịu tiền phạt.

Tuy nhiên, trong Bộ luật Dân sự lại không có khái niệm “bàn giao theo quý” và cách tính thời hạn “quý”, nên khách hàng đã bị tòa xử thua. Thậm chí, các khách hàng còn trở thành người phải bồi thường cho chủ đầu tư vì trước đó lại chủ ý vi phạm không thanh toán theo đúng tiến độ.

2. Về việc cấp sổ hồng

– Ví dụ: Tại Khoản j, Mục 5.2, Điều 5 hợp đồng mua bán của một dự án căn hộ tại TP.HCM có quy định như sau:

“Trong thời hạn 50 ngày kể từ ngày bàn giao nhà” thì chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện thủ tục đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ cho cư dân.”

Nhưng tại Khoản k, Mục 5.2, Điều 5 của hợp đồng lại lồng ghép thêm điều khoản: “Hai bên đồng ý rằng thời hạn cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu phụ thuộc vào quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền”.

– Phân tích bất lợi: Kết hợp hai điều khoản trên sẽ xuất hiện một “lỗ hỏng” rất bất lợi cho khách mua nhà. Cụ thể, nếu vì lý do vi phạm của chủ đầu tư (chưa đóng tiền sử dụng đất, xây dựng sai khác quy hoạch,…) dẫn đến cơ quan quản lý không chấp nhận cấp sổ hồng cho cư dân thì chủ đầu tư cũng không được xét là vi phạm hợp đồng!

3. Về việc hoàn tiền khi thanh lý hợp đồng

– Ví dụ: Một hợp đồng mua bán nhà phố tại Hà Nội có quy định như sau:

“Bất kỳ khoản hoàn trả nào từ Bên A cho Bên B sẽ không được thực hiện cho đến khi bất động sản được chuyển nhượng và bên A đã nhận đủ tiền thanh toán cho bên thứ ba khác đối với bất động sản này”.

(Bên A là chủ đầu tư, bên B là khách mua).

– Phân tích bất lợi: Theo đó, nếu giao dịch thất bại và cả hai bên đều nhất trí thanh lý hợp đồng mua bán nhà đất thì khách mua cũng không thể nhận lại ngay số tiền đã nộp cho chủ đầu tư, mà khách mua phải chờ cho đến khi chủ đầu tư bán được căn hộ đó cho người khác và đã nhận đủ tiền. Và thời hạn chờ đợi là vô định!

4. Về việc bảo mật thông tin

– Ví dụ: Ở nhiều dự án mua bán nhà đất thường có điều khoản quy định:

“Khách mua không được tiết lộ thông tin trong hợp đồng mua bán cho bên thứ ba. Nếu chủ đầu tư phát hiện hợp đồng mua bán nhà đất bị lộ thì hợp đồng sẽ ngay lập tức bị vô hiệu hóa.”

– Phân tích bất lợi: Như vậy, nếu có tranh chấp xảy ra và khách mua mang hợp đồng mua bán cho luật sư của mình xem xét để thực hiện kiện tụng thì cũng bị tính là vi phạm điều khoản bảo mật thông tin. Theo đó, khách mua mặc định sẽ là người mất trắng.

5.Về quyền sử dụng nhà đất

– Ví dụ: Trong một hợp đồng mua bán đất nền tại Đồng Nai quy định:

“Khách hàng không được tự ý mua bán, trao đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng lô đất mà phải có sự đồng ý và cho phép từ chủ đầu tư”.

– Phân tích bất lợi: Nếu bất cẩn bỏ qua điều khoản này thì sẽ rất rắc rối về sau cho người mua, bởi đất của mình nhưng khi muốn bán cho người khác thì phải “xin phép” chủ đầu tư. Thậm chí sẽ xuất hiện những khoản tiền phạt vô lý nếu khách hàng vô tình vi phạm hợp đồng.

6. Về tiền phạt vi phạm hợp đồng

– Ví dụ: Trong một hợp đồng mua bán đất nền tại Đồng Nai quy định:

“Bên A có nghĩa vụ bàn giao đất, tài sản cho bên bên B trong thời gian 60 ngày kể từ khi nhận đủ tiền, nếu không phải trả cho bên B tiền lãi tính theo lãi suất gửi ngân hàng. Nhưng nếu bên B quá hạn thanh toán 15 ngày trở lên thì bị phạt 0.1% ngày trên số tiền chậm thanh toán.”

(Bên A là chủ đầu tư, bên B là khách mua).

– Phân tích bất lợi: Khi so sánh giữa hai khoản tiền phạt, ta có thể thấy rõ chủ đầu tư là bên được lợi nhiều hơn so với khách mua.

Nếu chủ đầu tư bàn giao trễ thì chỉ phải trả tiền lãi theo lãi suất gửi ngân hàng (thường dao động từ 5 – 7%/năm). Trong khi đó, người mua thanh toán trễ phải trả lãi suất 0.1% ngày, tương đương 36%/năm!

7. Về giá trị hợp đồng

– Ví dụ: Trong một hợp đồng mua bán căn hộ tại Hà Nội, có một điều khoản mà theo đó giá trị hợp đồng mua bán nhà đất chỉ là “tạm tính”.

– Phân tích bất lợi: Rất có thể, nếu bất cẩn ký vào một hợp đồng như vậy thì số tiền thực tế khách mua phải trả sẽ cao hơn nhiều, vì giá ban đầu chỉ là “tạm tính”.

Nếu bên bán buộc khách mua phải chuyển thêm một số tiền gia tăng thì khách mua cũng phải đành chuyển thêm để không bị mất luôn số tiền đã chuyển từ trước.

Trong một số trường hợp khác, tình trạng “bẫy câu chữ” xuất hiện phổ biến với các quy định về phần diện tích chung – riêng. Quy định trong Luật kinh doanh bất động sản và Luật Xây dựng chỉ nêu khái niệm về sở hữu chung, sở hữu riêng là gì, nhưng với từng dự án thì không có quy định xác định vị trí cụ thể.

Trong khi đó, vị trí cụ thể như thế nào thì chỉ có trong hồ sơ thiết kế công năng sử dụng của chung cư đã phê duyệt. Và để có thông tin này, khách hàng vô cùng khó xác định khi ký kết hợp đồng. Chỉ đến khi xảy ra tranh chấp, khách hàng mới đi tìm hiểu thì đã “bút sa gà chết”.

Nhiều chủ đầu tư “phớt lờ” việc đăng ký mẫu HĐMB

Thuộc loại tài sản có giá trị lớn với điều kiện giao dịch đặc biệt, ngay trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ban hành từ năm 2010 đã quy định “mua bán căn hộ chung cư” buộc phải nằm trong 9 loại hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký “hợp đồng mẫu” với sở công thương.

Tới Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản 2014 và các văn bản hướng dẫn cũng yêu cầu rất rõ nội dung hợp đồng theo mẫu trong lĩnh vực mua bán căn hộ hình thành trong tương lai. Với các hợp đồng mẫu đăng ký với cơ quan quản lý chuyên ngành cũng yêu cầu rõ điều kiện phải có văn bản của sở xây dựng địa phương đồng ý mới được ký kết với người mua nhà.

Tuy nhiên, tra cứu trên website của nhiều sở công thương các địa phương cũng như Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng có thể thấy, từ thời điểm công bố hợp đồng theo mẫu năm 2018 đến nay, số lượng chủ đầu tư đăng ký rất ít so với số lượng dự án bất động sản mở bán.

Các chủ đầu tư (không thực hiện đăng ký mẫu hợp đồng với cơ quan chức năng) có thể dễ dàng quy định thêm nhiều điều khoản về thời hạn bàn giao nhà có lợi cho mình, khi xuất hiện tranh chấp, người mua nhà thường trở thành người thua cuộc.

Nức phạt dành cho Chủ đầu tư khi không đăng ký hợp đồng mẫu hiện nay chỉ từ 30 – 50 triệu đồng, quá nhỏ, chế tài không đủ mạnh và không đủ sức răn đe.

Meyreal.com


BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Cẩm nang mua căn hộ chung cư để ở

Các mô hình hoạt động của sàn phân phối bất động sản

Lợi & hại của “mua nhà không đồng”, “nhà đổi nhà” như nào?

Chân dung môi giới bất động sản chân chính

Bí quyết mua đầu tư Shophouse khối đế chung cư

Tổng quan nghề môi giới tư vấn Bất động sản

Dịch Covid-19 ảnh hưởng trầm trọng đến môi giới Bất động sản

Danh sách sàn đại lý Vinhomes Grand Park HCM

Review dự án Vinhomes Grand Park Thủ Đức

Dự án Khu đô thị Vinhomes Long Beach Cần Giờ Vingroup

Bản đồ địa điểm Bất động sản nhà ở Vinhomes tại TP.HCM

[Tuyển dụng – Việc làm] Nhân viên Kinh doanh Bất động sản

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ bộ phận kinh doanh
  • Liên hệ bộ phận kinh doanh