Sơ lược thị trường Bất động sản Việt Nam qua 30 năm phát triển với nhiều thăng trầm, những biến động cũng gắn liền với các chính sách kinh tế của đất nước cũng như tác động của thế giới, cho ta thấy được cái nhìn toàn cảnh.
Quy luật tăng trưởng của BĐS thế giới
Kể từ năm 1990 đến nay, bức tranh kinh tế thế giới đã chứng kiến 2 cuộc đại khủng hoảng, suy thoái; và thị trường Bất động sản cũng là một chỉ số cho dấu hiệu phục hồi kinh tế sau “khủng hoảng”.
♦ Năm 1997, cuộc khủng hoảng Tài chính tiền tệ châu Á, bắt đầu từ Thái Lan đã kéo chỉ số giá BĐS ở hầu hết các quốc gia Đông Á đều sụt giảm nghiêm trọng so với mốc năm 1995. Các quốc gia ảnh hưởng nặng nề nhất là Indonesia, Philippines sụt giảm gần 50%.
♦ Năm 2003, khi các khu vực này dần hồi phục thì tại HongKong, đại dịch SARS 2003 bùng phát, thị trường Bất động sản Hong Kong tiếp tục ảm đạm và suy thoái; nhưng ngay sau đại dịch, giá nhà tại đây tăng mạnh và không có dấu hiệu dừng.
♦ Năm 2008, khủng hoảng nợ dưới chuẩn (Subprime) đã gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế Hòa Kỳ, và sau đó kéo hàng loạt các quốc gia khác lâm vào tình trạng khủng hoảng. Thị trường Bất động sản các nước cũng rơi vào cảnh “chạm đáy”. Tuy nhiên, sau khi kinh tế khởi sắc, đà phục hồi của thị trường Bất động sản cũng bắt đầu thiết lập những cột mốc tăng trưởng mới.
♦ Giai đoạn từ cuối 2019 đến nay, dịch bệnh Covid-19 đang là trở ngại lớn nhất của nền kinh tế. Tuy nhiên, sau hơn 1 năm trầm lắng, thị trường Bất động sản nhiều quốc gia đã tăng nhiệt trở lại với chỉ số tích cực, bất chấp dịch bệnh vẫn còn phức tạp.
Tại Mỹ, theo báo cáo của Hiệp hội Môi giới Bất động sản quốc gia (NAR), giá nhà ở Mỹ tăng 23,6% trong vòng 12 tháng kể từ tháng 5/2020, và lập kỷ lục mới về mức tăng đối với lĩnh vực BĐS. Cùng với Mỹ, 14 quốc gia khác trên thế giới cũng đã ghi nhận sức nóng của thị trường Bất động sản ngay sau làn sóng Covid 19 lần đầu tiên.
Tại Sigapore trong 6 tháng đầu năm 2021, giá nhà tăng kỷ lục 4,1%, và ước tính 24 tỷ USD đã được chi ra; chủ yếu tập trung phân khúc BĐS cao cấp, hạng sang. Đây là cơn sốt nóng nhất trên thị trường BĐS Singapore trong hơn 1 thập kỉ.
Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), giá nhà đất tại 37 quốc gia thuộc OECD trên thực tế đã tăng gần 7% (trong khoảng thời gian từ Quý IV/2019 – Quý IV/2020), đây là mức tăng trưởng hàng năm nhanh nhất trong 2 thập kỉ qua.
Bất động sản Việt Nam trong 30 năm qua
Trong 30 năm qua (1990-2020), hai cơn sốt đầu tiên vào năm 1992-1993 và 2002-2003 là hai cơn sốt đất bởi giai đoạn này các loại hình nhà ở khác như căn hộ, cơ bản vẫn chưa hình thành. Các giai đoạn tăng trưởng, trầm lắng và suy thoái của thị trường Bất động s Việt Nam với sự tác động của những nền kinh tế lớn chỉ thực sự bắt đầu từ những năm 2000. Đây là điều tất yếu, các chu kì phát triển của thị trường Bất động sản Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Sau hai cơn sốt đất đầu tiên trong giai đoạn 1990-2004, thị trường Bất động sản Việt Nam tiếp tục trải qua 3 chu kì tăng trưởng mới. Đáng chú ý, sau khi “chạm đáy” vào năm 2013, thì 6 năm sau, vào năm 2019, thị trường BĐS Việt Nam lại đạt một đỉnh mới cao hơn rất nhiều so với trước. Chính vì vậy, tương tự chiếc lò xo đang bị nén, niềm tin “sau cơn mưa trời lại sáng” đối với thị trường Bất động sản là hoàn toàn có cơ sở.
Đặc biệt, Việt Nam đang là một trong những quốc gia có tiềm năng phát triển với nhiều chỉ số tích cực; nhất là “đầu tàu” kinh tế TP.HCM thu hút các tập đoàn đa quốc gia đến mở rộng kinh doanh; kéo theo đó là gia tăng số lượng chuyên gia nước ngoài… Từ đây, hình thành nên lượng cầu nhà ở tại TP.HCM dành cho “khối ngoại”. Đáng chú ý, so với giá nhà ở các thị trường như Nhật Bản, HongKong, Hàn Quốc, Đài Loan,… thì giá nhà ở Việt Nam nói chung, TP.HCM nói riêng vẫn đang rất rẻ, nên tiềm năng tạo sự bứt phá cho thị trường là không hề nhỏ.