Siêu khủng hoảng Bất động sản liệu có xảy ra trong năm nay hoặc năm sau? hiện tượng bong bóng nhà đất 2008 có lặp lại cộng thêm yếu tố dịch bệnh Covid đang làm nền kinh tế đi xuống liệu có làm tình hình BĐS thêm trầm trọng?
Nhìn lại khủng hoảng BĐS 2018
Cuối 2007 – đầu 2008, thị trường bất động sản TP. HCM và cả khu vực Đông Nam Bộ rơi vào tình trạng “sốt” giá chưa từng thấy. Giá đất tăng từng giờ, từng phút chứ không phải từng ngày, từng tháng như trước đó.
Đỉnh điểm là tháng 12/2007 đến tháng 2/2008, chỉ trong 3 tháng ngắn ngủi nhưng giá đất tăng bình quân 300%. Thậm chí có những nơi tăng 500%. Giá cao là vậy nhưng người mua kẻ bán tấp nập vô cùng. Các dự án căn hộ chung cư thời điểm đó luôn rơi vào tình trạng giành giật mua.
Người ta ví chuyện mua bất động sản thời điểm đó giống như ra chợ mua bó rau, mớ thịt. Người người chen chúc mua, thậm chí có người còn xếp hàng từ cả đêm, giẫm đạp, giành giật mua một suất đất, căn hộ của một dự án nào đó.
Sở dĩ người người, nhà nhà đua nhau mua Bất động sản là bởi với mức tăng giá kinh khủng như vậy, việc họ dễ dàng bỏ túi ít nhất 50 triệu sau khi mua đi bán hay chỉ là chuyển cọc dễ như trở bàn tay. Có những trường hợp thắng đậm có thể thu về mức lời lên đến 10.000 USD. Hấp dẫn vậy thì mấy ai có thể cưỡng lại được?
Vì thế, ai cũng đều bị cuốn vào cơn sốt mà không biết rằng mình đang đối diện với nguy cơ vỡ bong bóng nhà đất 2018. Hơn nữa cơ bản thời điểm đó, chưa mấy ai biết đến bong bóng nhà đất là gì. Họ chỉ biết giá đất chỉ có một chiều hướng tăng và tăng nhanh, có tiền mua đi bán lại thì sẽ có lời.
Bong bóng nhà đất 2007 – 2008 diễn ra từ khu Nam Sài Gòn đến các khu lân cận như Nhơn Trạch, Long Thành (Đồng Nai) và Bến Cát, Thủ Dầu Một (Bình Dương)… Khu vực nào giá đất cũng tăng ít nhất 3 lần.
Rồi bắt đầu từ tháng 04/2008, thị trường bất động sản bắt đầu có dấu hiệu tháo chạy. Đó là khi chính sách thắt chặt tiền tệ của ngân hàng được đưa ra, nguồn cung dòng tiền từ các ngân hàng bị cắt đứt. Giá nhà đất sụt giảm với tốc độ “không phanh”.
6 tháng liên tục dow giá, đến cuối năm 2008, giá nhà đất đã giảm trung bình 50% so với thời đỉnh điểm cơn sốt BĐS. Thậm chí, có nhiều dự án mất đi đến 70% giá trị. Ví dụ như các dự án trên địa bàn quận 9 hay huyện Nhà Bè của Tp.HCM, thời điểm sốt có giá khoảng 30 triệu/m2, khi bong bóng nhà đất 2008 vỡ, giá chỉ còn 8 – 12 triệu/m2.
Đây là năm được xem là trái quy luật nhất khi mà những năm trước đó, diễn biến giá cả của bất động sản chỉ có đứng im hoặc đi lên chứ không như năm 2008, giá tăng đột ngột rồi giảm thê thảm.
Nguyên nhân diễn ra bong bóng nhà đất 2008
Có 5 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng bong bóng nhà đất năm 2008, đó là:
Thứ nhất, chính sách tiền tệ “dễ dãi”, cung tiền thiếu kiểm soát khiến bong bóng cứ thế phình to;
Thứ hai, hệ thống ngân hàng buông lỏng vấn đề quản lý rủi ro tín dụng, nguồn vốn cho vay;
Thứ ba, thể chế chính sách trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản chưa hoàn thiện dẫn đến các sai phạm trong phát triển dự án;
Thứ tư, chủ đầu tư thời bấy giờ không có tiềm lực tài chính, thiếu kinh nghiệm quản trị rủi ro;
Thứ năm, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm trầm trọng thêm các vấn đề nội tại của thị trường bất động sản.
Trong số đó không thể không nhắc đến tâm lý phong trào, theo đám đông của người mua thời bấy giờ. Họ không có kiến thức về đầu tư bất động sản, không lường trước được các rủi ro khi đầu tư, không biết bộ tiêu chí chuẩn để đánh giá một dự án bất động sản đáng đầu tư… mà chỉ biết vay vốn, gom góp rồi mua theo đám đông.
Bong bóng nhà đất liệu có lặp lại vào năm 2021?
Giới bất động sản vẫn truyền tai nhau về “lời nguyền chu kỳ”, rằng cứ sau khoảng 10 năm thì bất động sản sẽ rơi vào khủng hoảng. Và năm 2021 có lặp lại hiện tượng bong bóng nhà đất năm 2008. Nguy cơ vỡ bong bóng nhà đất năm 2021 có xảy ra?
DOM Capital
Bài viết dựa trên quan điểm và nhận định cá nhân riêng của người từng làm trong lĩnh vực tư vấn, đầu tư…. Độc giả xem đây là thông tin tham khảo để tự đúc rút cho mình những thông tin và kinh nghiệm để có thêm góc nhìn.
Trân trọng.