Quy hoạch tỉnh Bình Định đến năm 2030, tầm nhìn 2050

Đến năm 2030, Bình Định trở thành tỉnh phát triển thuộc nhóm dẫn đầu vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ với tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2021-2030 bình quân 8,5% trở lên. Tầm nhìn đến 2050 GRDP bình quân đầu người và tỷ lệ đô thị hóa cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

tiềm năng phát triển bđs bình định

 

ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BÌNH ĐỊNH

– Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với Quy hoạch tổng thể quốc gia; Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ; các quy hoạch ngành quốc gia và chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

– Phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở đổi mới sáng tạo; thực hiện hiệu quả các khâu đột phá về nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển kết cấu hạ tầng; đầu tư có trọng điểm vào các trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh.

– Phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bình Định trên cơ sở thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực bên trong và bên ngoài, nhất là nguồn vốn đầu tư; công nghệ cao; nguồn nhân lực chất lượng cao; thực hiện thành công chuyển đổi số và ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Khai thác cơ hội đầu tư phát triển công nghiệp, đô thị, du lịch logistics khi các công trình giao thông trọng điểm của quốc gia được triển khai trên địa bàn tỉnh.

– Phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực chủ yếu và mục tiêu của sự phát triển; lấy giá trị văn hóa, con người Bình Định là yếu tố, sức mạnh nội sinh quan trọng đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

– Phát triển kinh tế đi đôi với bảo đảm quốc phòng. an ninh và đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái; giữ gìn bản sắc văn hóa.

MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BÌNH ĐỊNH ĐẾN 2030

Mục Tiêu Tổng Quát

– Đến năm 2030, Bình Định trở thành tỉnh phát triển thuộc nhóm dẫn đầu vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ với tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2021 – 2030 bình quân 8,5% trở lên. GRDP bình quân đầu người đến năm 2030 là 204 – 213 triệu đồng/người, tương đương 7.500-7.900 USD (theo giá hiện hành). Chỉ số phát triển con người (HDI): 0,7-0,8 tiếp tục nằm trong nhóm cao của cả nước.

– Kinh tế của tỉnh phát triển nhanh, bền vững và xanh hơn dựa trên các trụ cột tăng trưởng công nghiệp; dịch vụ du lịch; logistics và vận tải; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đô thị hóa; phát triển tất cả các lĩnh vực lấy nguyên tắc phát triển bền vững là ưu tiên hàng đầu.

– Là trung tâm công nghiệp chế biến; chế tạo; dịch vụ và du lịch của vùng duyên hải miền Trung – Tây Nguyên. Trung tâm lớn của cả nước về phát triển kinh tế biển; trọng điểm du lịch quốc gia và quốc tế với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ, hiện đại.

– Thực hiện thành công các mục tiêu chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, cải thiện mạnh môi trường đầu tư kinh doanh. Trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư và doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong nhóm cao của cả nước.

– Có mạng lưới kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội đồng bộ, hiện đại, hệ thống đô thị phát triển theo hướng đô thị thông minh, kết nối thuận tiện với các trung tâm kinh tế của vùng, cả nước và quốc tế. Tập trung phát triển đô thị Quy Nhơn hiện đại về không gian; kiến trú; khai thác tiềm năng; lợi thế đặc biệt về cảnh quan và khí hậu khu vực ven đầm Thị Nại; quy hoạch xây dựng Trung tâm hành chính mới của tỉnh tại Khu kinh tế Nhơn Hội.

– Giảm nghèo bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; bảo vệ môi trường; bảo tồn và phát huy tốt bản sắc, các nét đẹp văn hoá các dân tộc. Phát triển Quy Nhơn thành trung tâm văn hoá phía Nam của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ; đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

Mục Tiêu Cụ Thể

– Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 – 2030 đạt từ 8,5%/năm trở lên. Giai đoạn 2021-2025 đạt bình quân 7-7,5%/năm. Kinh tế số trong GRDP đến năm 2030 đạt 30%.

– Cơ cấu kinh tế của tỉnh đến năm 2030: Ngành nông, lâm và thủy sản chiếm 16,8%-17,5%; công nghiệp – xây dựng chiếm 41,3%-43,3%; dịch vụ chiếm 34,8%-35,9%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 5,1%-5,3%.

– GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đến năm 2030 là 204-213 triệu đồng/người tương đương 7.500-7.900 USD (theo giá hiện hành).

– Thu ngân sách: Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 đạt 18,5 nghìn tỷ đồng. Đến năm 2030 đạt 30 – 35 nghìn tỷ đồng.

– Tổng lượt khách du lịch đến năm 2030 đạt 12 triệu lượt khách. Trong đó có 2,5 triệu lượt khách quốc tế và 9,5 triệu lượt khách du lịch nội địa.

– Vốn đầu tư huy động giai đoạn 2021-2030: Khoảng 800-850 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 29-30 tỷ USD).

bản đồ tỉnh bình định

CÁC TRỤ CỘT PHÁT TRIỂN VÀ KHÂU ĐỘT PHÁT CỦA BÌNH ĐỊNH

Các Trụ Cột Phát Triển Bình Định

1. Tập trung phát triển công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp 4.0

Trọng tâm là công nghiệp chế biến chế tạo giá trị cao. Thu hút đầu tư phát triển điện gió ngoài khơi; công nghiệp sản xuất thép công nghệ tiên tiến; công nghiệp chế biến sâu nông, lâm, thuỷ sản, khoáng sản; sản xuất dược phẩm; linh kiện điện tử; bán dẫn; công nghiệp công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo… tạo nền tảng và góp phần quyết định thúc đẩy tăng trưởng và phát triển cho tỉnh.

2. Phát triển du lịch Bình Định trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Xây dựng Bình Định trở thành điểm đến hấp dẫn hàng đầu khu vực với những nét đặc trưng riêng: du lịch biển thanh bình; du lịch văn hóa đặc sắc và các sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh như du lịch khám phá khoa học, du lịch gắn với võ cổ truyền, bài chòi dân gian Bình Định, ẩm thực… Tập trung phát triển, quảng bá thương hiệu du lịch, lấy điểm nhấn là “Quy Nhơn – điểm đến hàng đầu của châu Á, trung tâm văn hoá của vùng”; hình thành, phát triển các tuyến du lịch mới trong tỉnh; kết nối hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh lân cận, trong vùng và liên vùng.

3. Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

dựa trên công nghệ cao, chuyển từ số lượng sang chất lượng. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; chú trọng ứng dụng khoa học; công nghệ để hiện đại hoá và nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp; phát triển nông nghiệp hữu cơ; đẩy mạnh chăn nuôi công nghệ cao; thực hành khai thác; nuôi trồng thuỷ sản và trồng rừng bền vững; nâng cấp chuỗi giá trị nông nghiệp.

4. Phát triển đô thị nhanh và bền vững

Đô thị hóa trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Xây dựng đô thị thông minh, phát triển đô thị gắn với hình thành, phát triển đô thị khoa học, thung lũng sáng tạo, trung tâm đổi mới sáng tạo và trí tuệ nhân tạo (AI), các trường đại học.

Phát triển, mở rộng thành phố Quy Nhơn về phía Đông Bắc, lấy đầm Thị Nại là trung tâm; quy hoạch xây dựng Trung tâm hành chính mới của tỉnh tại Khu Kinh tế Nhơn Hội trên cơ sở chuyển đổi đất công nghiệp sang đất đô thị, dịch vụ.

Tiếp tục phát triển khu đô thị mới Nhơn Hội và các đô thị trên địa bàn theo quy hoạch; xây dựng chuỗi đô thị biển gắn với tuyến đường ven biển đoạn Cát Tiến – Đề Gi – Mỹ Thành – Cầu Lại Giang;

Phát triển các khu đô thị mới; các khu dân cư gắn với phát triển các khu công nghiệp và việc nâng cấp; mở rộng các tuyến giao thông đường bộ (bao gồm cả đường bộ cao tốc); đường sắt (bao gồm cả đường sắt đô thị) và nâng cấp sân bay Phù Cát.

5. Phát triển mạnh mẽ dịch vụ cảng –  logistics.

Khai thác hết tiềm năng, lợi thế của tỉnh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Thu hút đầu tư; thúc đẩy sản xuất và trở thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao gắn với phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và thương mại của tỉnh.

Tăng cường kết nối, mở rộng hoạt động logistics gắn với quá trình đô thị hoá, đồng bộ hoá kết nối giao thông và phát triển kinh tế. Đầu tư, nâng cấp và khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt đô thị kết nối Quy Nhơn – Nhơn Hội – Phù Cát và vùng phụ cận.

Tập trung khai thác hiệu quả cụm cảng Quy Nhơn gắn với phát triển hệ thống cảng cạn và hiện đại hóa dịch vụ cảng, tối đa hóa công suất hiện có; nghiên cứu xác định địa điểm và kêu gọi đầu tư xây dựng cảng mới có công suất lớn và đa năng; khai thác tốt vận tải hàng không; xúc tiến việc quy hoạch xây dựng khu công nghiệp sản xuất gia công hàng điện tử; bán dẫn gần sân bay nhằm tận dụng lợi thế vận tải hàng không của sân bay Phù Cát.

Nâng cấp sân bay Phù Cát trở thành sân bay quốc tế phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. và của khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Xây dựng đô thị sân bay gắn với KCN Hòa Hội để phát triển công nghiệp điện tử, bán dẫn.

Phát triển công nghiệp, đô thị, logistics dọc các tuyến cao tốc Bắc – Nam và cao tốc Quy Nhơn – Pleiku.

Các Khâu Đột Phá của Bình Định

– Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và duy trì ổn định môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi; nâng cao năng lực cạnh tranh địa phương để thu hút các nhà đầu tư; các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước đến đầu tư, kinh doanh trên địa tỉnh.

– Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo; quản lý, công chức, viên chức nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và xây dựng hệ thống chính trị của tỉnh trong giai đoạn mới. Chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng, đảm bảo cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý theo định hướng phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh gắn với mở rộng hội nhập, giao lưu khu vực và quốc tế.

– Tiếp tục xây dựng hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế; xã hội đồng bộ, hiện đại. Tập trung đầu tư hạ tầng giao thông cho vùng phía Bắc tỉnh nhằm thúc đẩy cực tăng trưởng phía Bắc tỉnh; tiến tới hoàn thiện đồng bộ kết cấu hạ tầng cho các ngành, lĩnh vực và địa bàn trong toàn tỉnh.

TẦM NHÌN PHÁT TRIỂN BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2050

Đến năm 2050, Bình Định tiếp tục thuộc nhóm dẫn đầu khu vực miền Trung với GRDP bình quân đầu người và tỷ lệ đô thị hóa cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Là trung tâm khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nơi ứng dụng trí tuệ nhân tạo quan trọng của Việt Nam.

Kinh tế phát triển bền vững dựa trên các trụ cột: công nghiệp chế biến chế tạo; công nghiệp công nghệ thông tin và AI; du lịch chất lượng cao; nông nghiệp hữu cơ và hệ thống logistics hiệu quả.

Thực hiện thành công các mục tiêu chuyển đổi số theo Chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước.

Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế về một số ngành, sản phẩm mà tỉnh có lợi thế.

Các giá trị văn hóa truyền thống của tỉnh được bảo tồn, gìn giữ, phát huy hiệu quả, đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế – xã hội.
Quốc phòng, an ninh, bao gồm an ninh trên biển, và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh được bảo đảm vững chắc

Meyreal.com Reivew


BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Quy hoạch Đô thị mới Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa

Quy hoạch phát triển Hà Nội: 20 quận, 5 Thành phố vệ tinh

Những khu đô thị tại TP. HCM trong tương lai

Quy hoạch thành phố sân bay Long Thành, tỉnh Đồng Nai

Đánh giá triển vọng Bất động sản Cam Ranh, Khánh Hoà

Thông tin Quy hoạch phát triển Mekong Smart City

Thông tin tổng hợp các khu đô thị Vinhomes

Những dự án của chủ đầu tư Masterise Homes

Tổng hợp dự án NovaWorld của Novaland

Thông tin Bất động sản Sun Group Đà Nẵng

Danh sách Các Dự Án Bất Động Sản Nam Long Group

Thông tin & Danh sách dự án BCG Land – Bamboo Capital

Dịch vụ Truyền thông Hotline Quảng cáo Dự án trên MEYREAL

Chuyên mục Review – Chuyên trang Bất động sản Meyreal.com

Meyreal.com – Cung cấp thông tin bất động sản toàn diện uy tín

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ bộ phận kinh doanh
  • Liên hệ bộ phận kinh doanh