Quy hoạch phát triển thủ đô Hà Nội đến 2030 sẽ có 20 quận trung tâm, 5 Thành phố đô thị vệ tinh, 3 vùng lõi trung tâm cùng 3 vùng phụ cận và hệ thống giao thông thông mở rộng đáp ứng phát triển kinh tế.
20 quận trung tâm Hà Nội
Đến năm 2025, Hà Nội sẽ có thêm năm quận Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Đan Phượng; năm 2030 thêm ba quận Thanh Oai, Thường Tín, Mê Linh.
– Quận Hoàn Kiếm
– Quận Ba Đình
– Quận Đống Đa
– Quận Hai Bà Trưng
– Quận Tây Hồ
– Quận Cầu Giấy
– Quận Thanh Xuân
– Quận Long Biên
– Quận Hoàng Mai
– Quận Hà Đông
– Quận Bắc Từ Liêm
– Quận Nam Từ Liêm
– Quận Hoài Đức
– Quận Thanh Trì
– Quận Gia Lâm
– Quận Đan Phượng
– Quận Đông Anh
– Quận Mê Linh
– Quận Thanh Oai
– Quận Thường Tín
5 thành phố đô thị vệ tinh Hà Nội
– Thành phố Hoà Lạc
– Thành phố Sơn Tây
– Thành phố Sóc Sơn
– Thành phố Phú Xuyên
– Thành phố Xuân Mai
Lõi trung tâm thành phố Hà Nội
– Trung tâm lịch sử: Quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng
– Trung tâm chính trị: Quận Ba Đình
– Trung tâm hành chính, kinh tế, tài chính, du lịch, ngoại giao: Quận Tây Hồ, Quận Nam Từ Liêm, phía Đông Quận Bắc Từ Liêm, phía nam Quận Đông Anh, Quận Hà Đông.
3 vùng phụ cận Hà Nội
– Thành phố Phúc Yên (Vĩnh Phúc)
– Thành phố Từ Sơn (Bắc Ninh)
– Thành phố Văn Giang (Hưng Yên)
Giao thông Hà Nội
– 02 sân bay quốc tế: Nội Bài, Ứng Hoà
– 04 sân bay nội địa/quân sự: Gia Lâm, Bạch Mai, Hoà Lạc, Miếu Môn
– 08 tuyến đường vành đai: 1, 2, 2.5, 3, 3.5, 4, 5, Trục Bắc – Nam (dọc hành lang xanh), trong đó VĐ3, 4, 5 là cao tốc
– 03 tuyến đường trên cao (có khả năng bổ sung thêm)
– 09 tuyến metro
– 03 tuyến monorail
– 04 tuyến đường sắt liên tỉnh: Hà Nội – Sài Gòn (tốc độ cao), Hà Nội – Đồng Đăng, Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng (tốc độ cao), Yên Viên – Cái Lân
– 08 tuyến cao tốc liên tỉnh: CT01, CT02, CT03, CT04, CT05, CT06, CT07, CT08