Nhà ở riêng lẻ và các thủ tục, quy định pháp luật

Hình thức nhà ở riêng lẻ là một trong những công trình xây dựng phổ biến tại Việt Nam. Pháp luật cũng có những quy định về nhà ở riêng lẻ cũng như trình tự quy trình cấp phép xây dựng… nhằm đảm bảo trong công tác quản lý nhà ở.

Nhà ở riêng lẻ là gì?

Cùng Meyreal.com tìm hiểu và giải đáp các thắc mắc về Nhà ở riêng lẻ là gì? Quy định pháp luật về nhà ở riêng lẻ? Trình tự, thủ tục nội dung xem xét cấp giấy phép xây dựng? tại bài viết này nhé!

Nhà ở riêng lẻ là gì?

Định nghĩa nhà ở riêng lẻ

Theo quy định của pháp luật thì nhà ở riêng lẻ được hiểu là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập. Nhà riêng lẻ được xây dựng trên một mảnh đất riêng biệt. Cá nhân, hộ gia đình hoặc tổ chức có quyền sở hữu, sử dụng, định đoạt nhà.

Nhà ở riêng lẻ bao gồm: nhà biệt thự, nhà ở độc lập và nhà ở liền kề.

Cở sở pháp lý của nhà ở riêng lẻ được quy định tại các văn bản nghị định, luật sau:

+ Luật nhà ở 2014.

+ Luật xây dựng 2014, sửa đổi bổ sung 2020

+ Thông tư 05/2021/TT-BXD bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành hoặc liên tịch ban hành.

+ Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Quy định tiêu chuẩn nhà ở riêng lẻ

Nhà ở riêng lẻ khi được xây dựng, thiết kế thì phải tuân theo những nguyên tắc, đáp ứng những tiêu chuẩn về kỹ thuật xây dựng mà pháp luật đã quy định. Theo đó, nhà ở riêng lẻ khi thiết kế xây dựng phải đáp ứng những tiêu chí sau:

+ Thứ nhất, về diện tích tối của nhà ở riêng lẻ: đối với những hộ gia đình được tự thiết kế nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12m. Thiết kế, xây dựng nhà ở riêng lẻ đối với hộ gia đình phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình xây dựng đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận.

+ Thứ hai, về tiêu chuẩn áp dụng kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: khi thiết kế, xây dựng nhà ở riêng lẻ thì cần phải đáp ứng đầy đủ những tiêu chí về tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng. Phải đáp ứng yêu cầu về công năng sử dụng, công nghệ áp dụng (nếu có), và phải bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống cháy, nổ và điều kiện an toàn khác….theo quy định, quy chuẩn về xây dựng, thiết kế nhà ở riêng lẻ.

Quy định pháp luật về nhà ở riêng lẻ

Để thuận lợi trong công tác quản lý đất đai, công trình xây dựng, hệ thống cơ sở kỹ thuật hạ tầng tại các khu đô thị, nông thôn, các khu kinh tế, hệ thống thoát nước, hệ thống đường điện, đánh giá tác động môi trường,… và rất nhiều những vấn đề khác liên quan. Các chủ thể muốn xây dựng nhà ở riêng lẻ thì cần phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện cũng như phải được sự đồng ý về cấp giấy phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền đối với nhà ở riêng lẻ.

Hình thức nhà ở riêng lẻ tại đô thị và nhà ở riêng lẻ tại nông thôn cũng có những sự khác nhau, do đó về điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ cũng ở nông thôn và đô thị cũng có những điều kiện khác nhau.

Điều kiện cấp phép XD nhà ở riêng lẻ

+ Điều kiện 1: xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt. 

+ Điều kiện 2: xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa, bên cạnh đó cũng phải bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh.

+ Điều kiện 3: Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện và hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật. 

Điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn  phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.

Điều kiện xây dựng nhà ở riêng lẻ

+ Công trình xây dựng đó phải có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng theo quy định. 

+ Công trình xây dựng đó phải có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt.

+ Côn trình xây dựng đó phải có giấy phép xây dựng đối với công trình phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

* Lưu ýxây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải đáp ứng các điều kiện đã được quy định và phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng. Đặc biệt, đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục mà pháp luật đã quy định. 

Trình tự, thủ tục xem xét cấp giấy phép xây dựng

Trình tự, thủ tục nội dung xem xét cấp giấy phép xây dựng của chủ thể cung cấp cho cơ quan chức năng xem xét để cấp giấy phép xây dựng gồm 3 bước cơ bản như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng cần phải chuẩn bị bao gồm:

1. Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;

2. Bản vẽ thiết kế xây dựng( nếu có);

3. Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo qui định của pháp luật về đất đai;

Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề và gửi đến cơ quan có thẩm quyền.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Cơ quan cấp giấy phép xây dựng thực hiện kiểm tra, đánh giá hồ sơ và cấp giấy phép xây dựng theo quy trình đã được quy định. Tại bước xử lý hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép xây dựng sử dụng chữ ký điện tử của cơ quan mình hoặc mẫu dấu theo quy định để đóng dấu xác nhận bản vẽ thiết kế kèm theo giấy phép xây dựng cấp cho chủ đầu tư.

Bước 3: Trả kết quả

Trong thời gian 12 ngày đối kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả kết quả bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau đó, cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng nếu các cơ quan này không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Nếu không cấp giấy phép xây dựng phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trên đây là thông tin về loại hình Nhà ở riêng lẻ, Quy định pháp luật, Trình tự, thủ tục nội dung xem xét cấp giấy phép xây dựng…dành cho loại hình nhà ở riêng lẻ. Hi vọng cung cấp cho độc giả thông tin hữu ích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ bộ phận kinh doanh
  • Liên hệ bộ phận kinh doanh