Kiến nghị 10 vấn đề giải cứu Bất động sản

10 vấn đề cũng như đề xuất giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người mua nhà, nhà đầu tư để thị trường bất động sản tiếp tục phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

10 vấn đề giải cứu Bất động sản

CHÍNH PHỦ HỌP CÙNG DOANH NGHIỆP BĐS

Thông tin về cuộc họp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản vào ngày 8/11 tại hai đầu cầu Hà Nội và TP.HCM.

Cuộc họp tại TP.HCM do Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì cùng Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, đại diện Văn phòng Chính phủ, HoREA và 19 chủ tịch, tổng giám đốc các tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản phía Nam gồm có: ập đoàn Novaland, Tập đoàn Phú Mỹ Hưng, Tổng Công ty đầu tư và phát triển công nghiệp Becamex, Tập đoàn Hưng Thịnh, Công ty cổ phần Đầu tư IMG, Công ty địa ốc Hoàng Quân, Tập đoàn Himlam, Công ty cổ phần Đại An, Tập đoàn Phú Cường, Tập đoàn Sơn Kim Land, Tổng Công ty cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng (DIC), Tập đoàn Khang Điền và Hiệp hội bất động sản TP. HCM.

Còn Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp ở Hà Nội với sự tham gia của Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị và khoảng 15 chủ tịch, tổng giám đốc các tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản gồm có: Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Sungroup, Tập đoàn Ecopark, Tập đoàn Tuần Châu, Tập đoàn TNG…

Vấn đề thứ nhất: Vướng mắc pháp lý

Lớn nhất là vấn đề vướng mắc pháp lý, chiếm 70% khó khăn của các dự án bất động sản, nguyên nhân chủ yếu là do một số quy định pháp luật không đồng bộ, thống nhất. Nhưng gỡ điểm vướng này cần phải có thời gian, mà giải pháp lớn nhất là phải hoàn thành sửa đổi Luật đất đai 2013 và một số luật liên quan.

Các doanh nghiệp đề nghị Chính phủ khẩn trương xem xét ban hành ngay trong tháng 11-2022 dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng và dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai để tháo gỡ ngay một số khó khăn, vướng mắc cụ thể của các dự án đô thị, nhà ở.

Đồng thời, sửa đổi nghị định 100 và nghị định 49 để tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội…

Vấn đề thứ hai: Thủ tục hành chính

Thủ tục hành chính rắc rối, phức tạp, thiếu đồng bộ, liên thông làm kéo dài thời gian thực hiện các thủ tục hành chính đối với các dự án bất động sản, nhà ở thương mại (mất khoảng 3-5 năm). Thậm chí làm mất cơ hội kinh doanh và tăng chi phí đầu tư của doanh nghiệp.

Đề xuất xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, Bộ Xây dựng cần chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố xây dựng quy trình chuẩn về thủ tục đầu tư dự án đô thị, nhà ở thương mại.

Vấn đề thứ ba: Chính phủ thành lập ban công tác đặc biệt

Các doanh nghiệp đề nghị Thủ tướng xem xét thành lập “ban công tác đặc biệt” hoặc “tổ công tác đặc biệt” để tháo gỡ khó khăn cho một số doanh nghiệp và dự án điển hình. Làm tiền lệ để giải quyết các trường hợp tương tự, tạo niềm tin cho doanh nghiệp và thị trường, trong đó có 64 dự án tại TP.HCM theo chủ trương “không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự” và thực hiện “thu hồi triệt để tài sản nhà nước bị thất thoát do tham nhũng, tiêu cực”.

Các doanh nghiệp liên quan chịu trách nhiệm nộp nghĩa vụ tài chính bao gồm cả nghĩa vụ tài chính bổ sung (nếu có) vào ngân sách nhà nước để cho dự án được tiếp tục triển khai.

Vấn đề thứ tư: Thực hiện Chỉ thị 13 của Thủ tướng Chính phủ

Các DN đề nghị Bộ Xây dựng khẩn trương thực hiện Chỉ thị 13 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất ban hành quy định hướng dẫn trình tự triển khai thực hiện đối với dự án nhà ở, khu đô thị chỉ đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng “quy trình chuẩn” về thủ tục đầu tư dự án đô thị, nhà ở thương mại.

Vấn đề thứ năm: Quy định cụ thể đất công trong dự án

Đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương ban hành quy định cụ thể về điều kiện, tiêu chí, quy mô, tỷ lệ để tách thành dự án độc lập đối với các diện tích đất do Nhà nước quản lý (đất công) nằm xen kẽ trong dự án nhà ở thương mại để tháo gỡ “ách tắc” của các dự án và tăng nguồn cung nhà ở.

Vấn đề thứ sáu: CĐT được chuyển nhượng dự án

Các doanh nghiệp đề nghị Thủ tướng và Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép thí điểm áp dụng tương tự nghị quyết 42 của Quốc hội, cho phép doanh nghiệp chủ đầu tư được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án khi đã có giấy chứng nhận hoặc có quyết định giao đất, cho thuê đất để tạo điều kiện tái khởi động các dự án “trùm mền” giúp làm tăng nguồn cung nhà ở.

Vấn đề thứ bảy: Xác định tiền sử dụng đất

Đề nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương thực hiện xác định tiền sử dụng đất đối với các dự án bất động sản, nhà ở thương mại đã tạm nộp tiền sử dụng đất hoặc đang được rà soát xác định tiền sử dụng đất bổ sung để cho doanh nghiệp hoàn thành nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách nhà nước.

Điều này giúp tháo gỡ khó khăn về thanh khoản cho doanh nghiệp, đồng thời để người mua nhà sớm được cấp giấy chứng nhận (sổ hồng).

Vấn đề thứ tám: Nới Room tín dụng

Các doanh nghiệp đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước xem xét nới trần (room) tín dụng thêm khoảng từ 1% để có thêm nguồn vốn tín dụng khoảng 100.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho nền kinh tế trong giai đoạn cao điểm cuối năm; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được tiếp cận nguồn vốn tín dụng đối với các dự án đã có đầy đủ pháp lý, có tính khả thi của các doanh nghiệp có uy tín thương hiệu, thực hiện tốt các nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, nhất là các dự án nhà ở giá vừa túi tiền.

Vấn đề thứ chín: Cho phép đầu tư trái phiếu riêng lẻ

Các doanh nghiệp đề nghị Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét cho phép nhà đầu tư cá nhân không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp được đầu tư, mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ với một tỉ lệ nhất định thông qua ủy thác cho công ty chứng khoán, các tổ chức đảm bảo năng lực bằng các hợp đồng thương mại để đầu tư trái phiếu theo quy định; đồng thời các nhà đầu tư mua trái phiếu là cá nhân phải có văn bản cam kết đã hiểu rõ và tự chịu trách nhiệm về đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.

Vấn đề thứ mười: Cấp vốn ngân sách bù lãi suất

Doanh nghiệp đề nghị Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét bố trí nguồn vốn ngân sách cấp bù lãi suất cho bốn ngân hàng thương mại Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Agribank được Ngân hàng Nhà nước chỉ định để cho đối tượng hưởng chính sách vay ưu đãi với lãi suất 4,8%/năm để mua, thuê mua nhà ở xã hội.

Meyreal.com


THAM KHẢO THÊM CÁC BÀI VIẾT:

Thêm nhiều hình thức huy động vốn của doanh nghiệp BĐS

Thông tin tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam

Tổng hợp dự án NovaWorld của Novaland

Những dự án của chủ đầu tư Masterise Homes

Thông tin Bất động sản Sun Group Đà Nẵng

Thông tin & Danh sách dự án BCG Land – Bamboo Capital

Chuyên mục Review – Chuyên trang Bất động sản Meyreal.com

Meyreal.com – Cung cấp thông tin bất động sản toàn diện uy tín

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ bộ phận kinh doanh
  • Liên hệ bộ phận kinh doanh