Khuyến cáo hạn chế tranh chấp phí bảo trì chung cư

Để hạn chế tranh chấp về kinh phí bảo trì giữa cư dân và chủ đầu tư (CĐT) nhà chung cư, với quy định pháp luật mới, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) khuyến cáo người dân một số điều dưới đây.

Giai đoạn ký hợp đồng mua bán căn hộ với chủ đầu tư

1) Phải có thông tin vè tài khoản nọp kinh phí bảo trì trong hợp đồng

Đây là loại tài khoản thanh toán, ghi rõ họ tên là tiền gửi kinh phí bảo trf và Chủ đầu tư (CĐT) phải mở cho mội một dự án nhà ở trước khi ký hợp đồng.

2) Tiền gửi kinh phí bảo trì là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn

Trước khi bàn giao kinh phí bảo trì cho Ban Quản Trị (BQT) nhà chung cư, CĐT phải chuyển tiền từ tài khoản thanh toán sang tiền gửi có kỳ hạn.

3) Cách nộp kinh phí bảo trì

Người mua trực tiếp đóng kinh phí bảo trì vào tài khoản đã ghi trong hợp đồng và sao kê gửi giấy tờ xác nhận đã đóng cho CĐT biết để làm căn cứ bàn giao căn hộ chung cư.

4) Quyền sử dụng kinh phí bảo trì của CĐT khi  chưa thành lập BQT

CĐT không được rút tiền để thực hiện việc bảo trì mà tự chi trả trước, sau đó sẽ được BQT quyets toán và hoàn trả.

5) Thời  hạn chuyển giao kinh phí bảo trì khu căn hộ chung cư cho BQT

BQT nắm quyền chủ động trong việc yêu cầu CĐT bàn giao kinh phí bảo trì.

Giai đoạn thành lập Ban Quản Trị

Sau khi thành lập Ban Quản Trị (BQT) đại diện cho chủ sở hữu căn hộ thực hiện những công việc liên quan đến kinh phí bảo trì, gồm:

1) Mở tài khoản nhận kinh phí bảo trì

Các chi phí phát sinh từ việc chuyển giao kinh phí bảo trì sang cho BQT dduocj khấu trừ vào kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư.

2) Yêu cầu bàn giao và cùng CĐT quyết toán kinh phí bảo trì

Sau khi được thành lập, BQT có văn bản yêu cầu CĐT bàn giao kinh phí bảo trì và cùng thống nhất lập biên bản quyết toán kinh phí bảo trì mà CĐT bỏ ra thanh toán trước đó.

3) Đề nghị thực hiện thủ tục cưỡng chế

Nếu CĐT không bàn giao kinh phí bảo trì theo quy định, BQT có văn bản đề nghị UBND cấp tỉnh yêu cầu CĐT bàn giao.

Trên đây là những khuyến cáo của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) dành cho cư dân để hạn chế tranh chấp phí bảo trì chung cư.

Ban quản trị chung cư là ai? Có quyền hạn như nào?

Ban quản trị khu căn hộ là những đơn vị, tổ chức có tư cách pháp nhân, có con dấu và là nhóm người đại diện cho chủ sở hữu chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng tòa nhà chung cư theo các quy định của pháp luật.

Theo quy định của pháp luật (Khoản 2 Điều 103 Luật Nhà ở 2014) đã quy định: “Với chung cư có từ 20 căn hộ trở lên bắt buộc phải thành lập Ban quản trị nhà chung cư”. Ban quản trị sẽ là những người đại diện quản lý, điều hành các hoạt động động của chung cư. Họ sẽ được nhận một khoản lương từ các khoản đóng góp chung hay từ quỹ của tòa nhà.

Meyreal.com


BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Ban quản trị chung cư là ai? Có quyền hạn như nào?

Loạt khu căn hộ cấp sổ đỏ cho người nước ngoài

Cẩm nang mua căn hộ chung cư để ở

Mẹo mua nhà: Đi xem vào những ngày mưa

Đầu tư Bất động sản cần môi giới như nào?

Chân dung môi giới bất động sản chân chính

Dùng đòn bẩy tài chính để đầu tư bất động sản

Livestream tư vấn bán Bất động sản Online

Lợi & hại của “mua nhà không đồng”, “nhà đổi nhà” như nào?

Review dự án Vinhomes Grand Park Thủ Đức

Dự án Khu đô thị Vinhomes Long Beach Cần Giờ Vingroup

Shop VinWonders Phú Quốc United Center Vingroup

[Tuyển dụng – Việc làm] Nhân viên Kinh doanh Bất động sản

[Tuyển dụng – Việc làm] Nhân viên Kinh doanh Bất động sản

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ bộ phận kinh doanh
  • Liên hệ bộ phận kinh doanh