Quy định tiêu chuẩn tầng lánh nạn căn hộ chung cư

Những quy định và tiêu chuẩn tầng lánh nạn, gian lánh nạn tại khu căn hộ chung cư cũng như tầm quan trọng người cư dân cần biết để đảm bảo an toàn khi xảy ra sự cố cũng như yêu cầu các chủ đầu tư dự án phải xây dựng đúng quy chuẩn.

TẦM QUAN TRONG CỦA KHOANG LÁNH NẠN

Theo tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà ở và Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chung cư do Bộ Xây dựng quy định chung cư cao trên 100m (khoảng 25 tầng) phải có khoang lánh nạn được bảo vệ bằng bộ phận ngăn cháy.

Trong trường hợp xảy ra sự cố, khoang lánh nạn khu căn hộ chung cư có vai trò quan trọng. Được thiết kế chia khoang với chất liệu chống cháy phù hợp, khoang lánh nạn là nơi ngăn phát tán đám cháy theo trục đứng.

Tuy nhiên, do khoang lánh nạn phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn về kỹ thuật, chất liệu, thiết kế cũng như độ an toàn và đòi hỏi rất nhiều hạng mục đồng bộ đi cùng nên chi phí xây dựng rất cao.

Theo quy định, khoang lánh nạn tại khu căn hộ chung cư phải có trang thiết bị chống cháy riêng gồm: thiết bị chống tụ khói, họng nước chữa cháy trong nhà, hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler, chiếu sáng sự cố, điện thoại liên lạc với bên ngoài, hệ thống truyền thanh chỉ dẫn thoát nạn…

Bên cạnh đó, việc quản lý và sử dụng tầng và khoang lánh nạn tại khu căn hộ chung cư  hiệu quả cũng không đơn giản. Vì vậy, dù ý thức được tầm quan trọng của khoang lánh nạn, nhưng không nhiều chủ đầu tư xây dựng.

Thiết kế tần lánh nạn tại khu căn hộ chung cư, trong nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp: Đối với gian lánh nạn, chiều cao thông thủy không được nhỏ hơn 2,6 m.

QUY ĐỊNH TẦNG LÁNH NẠN, GIAN LÁNH NẠN TẠI CHUNG CƯ

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BXD về quy hoạch xây dựng, QCVN 04:2019/BXD về Nhà chung cư và QCVN 06:2020/BXD về An toàn cháy cho nhà và công trình, tầng lánh nạn, gian lánh nạn nhà chung cư được quy định như sau:

Tầng lánh nạn là tầng dùng để sơ tán tạm thời, được bố trí trong tòa nhà có chiều cao lớn hơn 100 m. Tầng lánh nạn có bố trí một hoặc nhiều gian lánh nạn.

Gian lánh nạn là khu vực bố trí trong tầng lánh nạn dùng để sơ tán tạm thời khi xảy ra sự cố cháy.

Theo QCVN 04:2019/BXD (Điều 2.9.4), đối với nhà có chiều cao từ 100 m đến 150 m, ngoài việc tuân thủ các quy định tại Điều 2.9.1, 2.9.2, cần phải bố trí tầng lánh nạn, gian lánh nạn, đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Tầng lánh nạn cách nhau không quá 20 tầng. Không cho phép bố trí các căn hộ hoặc một phần căn hộ, văn phòng trên tầng lánh nạn. Không cho phép bố trí các hoạt động thương mại trên tầng lánh nạn.

CHÚ THÍCH 1: Có thể sử dụng tầng kỹ thuật hoặc một phần tầng kỹ thuật làm gian lánh nạn khi đáp ứng các quy định tại khoản b), c), d), e) f), g), h) của Điều 2.9.4.

b) Các gian lánh nạn bố trí ở tầng lánh nạn, phải được bảo vệ bằng bộ phận ngăn cháy có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn REI 150.

c) Gian lánh nạn phải có diện tích với định mức 0.3 m2/người, đảm bảo đủ chứa tổng số người như liệt kê dưới đây:

– Số người của tầng có gian lánh nạn;

– Một nửa tổng số người của tất cả các tầng phía trên tính từ tầng có gian lánh nạn đến tầng có gian lánh nạn tiếp theo; một nửa tổng số người của tất cả các tầng phía trên đối với tầng có gian lánh nạn trên cùng;

– Một nửa tổng số người của tất cả các tầng phía dưới tính từ tầng có gian lánh nạn đến tầng có các gian lánh nạn tiếp theo; một nửa tổng số người của tất cả các tầng phía dưới đối với tầng có gian lánh nạn dưới cùng.

d) Gian lánh nạn phải được thông gió tự nhiên qua các ô thông tường cố định bố trí trên hai tường ngoài (ô thông gió) đảm bảo các yêu cầu:

– Tổng diện tích các ô thông gió ít nhất phải bằng 25 % diện tích gian lánh nạn;

– Chiều cao nhỏ nhất của các ô thông gió (tính từ cạnh dưới đến cạnh trên) không được nhỏ hơn 1,2 m;

– Các ô thông gió cho gian lánh nạn phải được bố trí cách ít nhất 1,5 m theo phương ngang và 3,0 m theo phương đứng tính từ các ô thông tường không được bảo vệ khác nằm ngang bằng hoặc phía dưới nó. Nếu các ô thông gió cho gian lánh nạn có tổng diện tích không nhỏ hơn 50 % diện tích gian lánh nạn thì khoảng cách theo phương đứng được phép giảm xuống đến 1,5 m.

e) Tất cả các trang bị, dụng cụ đặt trong gian lánh nạn phải làm bằng vật liệu không cháy.

f) Gian lánh nạn phải có cửa thông với buồng thang không nhiễm khói và phải có cửa ra thang máy chữa cháy.

g) Gian lánh nạn phải có trang thiết bị chống cháy riêng gồm: họng nước chữa cháy trong nhà, hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler, chiếu sáng sự cố, điện thoại liên lạc với bên ngoài, hệ thống truyền thanh chỉ dẫn thoát nạn…

h) Phía trong buồng thang bộ thoát nạn và trên mặt ngoài của tường buồng thang bộ thoát nạn ở vị trí tầng lánh nạn phải có biển thông báo với nội dung “GIAN LÁNH NẠN/FIRE EMERGENCY HOLDING AREA” đặt ở chiều cao 1 500 mm tính từ mặt nền hoàn thiện của chiếu tới hoặc sản tầng lánh nạn. Chiều cao chữ trên biển thông báo không nhỏ hơn 50 mm.

*CHÚ THÍCH Bên cạnh việc trình bày bằng tiếng Việt và tiếng Anh, nội dung biển thông báo có thể được trình bày thêm bằng các ngôn ngữ khác tùy thuộc đặc điểm người sử dụng phổ biến trong nhà.

Theo QCVN 01:2019/BXD, việc xác định tổng diện tích sàn để xác định hệ số sử dụng đất, cho phép “trừ các diện tích sàn phục vụ cho hệ thống kỹ thuật, phòng cháy chữa cháy, gian lánh nạn và đỗ xe của công trình” – điểm 1.4.21. Như vậy, diện tích bố trí phòng lánh nạn tại các tầng không tính vào hệ số sử dụng đất của công trình.

Meyreal.com


BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Cẩm nang mua căn hộ chung cư để ở

Bí quyết mua đầu tư Shophouse khối đế chung cư

Thông tin địa chỉ Khu đô thị Vinhomes trên toàn quốc

Lợi & hại của “mua nhà không đồng”, “nhà đổi nhà” như nào?

Review dự án Vinhomes Grand Park Thủ Đức

Giá trị Bất động sản Việt Nam có bền vững?

Chân dung môi giới bất động sản chân chính

Top 10 đại lý phân phối Vinhomes Grand Park

Shop VinWonders Phú Quốc United Center Vingroup

VINHOMES PRIORITY – THÔNG TIN & QUY TRÌNH MUA NHÀ 0 ĐỒNG

[Tuyển dụng – Việc làm] Nhân viên Kinh doanh Bất động sản

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ bộ phận kinh doanh
  • Liên hệ bộ phận kinh doanh