Hệ thống các tuyến đường cao tốc miền Tây

Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050, khu vực ĐBSCL (miền Tây Nam Bộ) được quy hoạch 6 tuyến cao tốc với tổng chiều dài khoảng 1.166km, quy mô từ 4 đến 6 làn xe.

hệ thống cao tốc đbscl

Hệ thống cao tốc miền Tây với 6 tuyến này gồm 3 tuyến trục dọc, 3 tuyến trục ngang.

3 tuyến cao tốc trục dọc với tổng chiều dài khoảng 575km gồm:

– Cao tốc Bắc – Nam phía đông dài 245km gồm các đoạn Bến Lức – Trung Lương (40km), Trung Lương – Mỹ Thuận (51km), cầu Mỹ Thuận 2 (7km), Mỹ Thuận – Cần Thơ (dài 23km), cầu Cần Thơ 2 và đường dẫn (dài 15km) và Cần Thơ – Cà Mau dài 109km.

– Cao tốc Bắc – Nam phía tây dài 180km gồm các đoạn Đức Hòa – Thạnh Hóa (33km), Thạnh Hóa – Tân Thạnh (16km), Tân Thạnh – Mỹ An (25km), Mỹ An – Cao Lãnh (26km), Cao Lãnh – Lộ Tẻ (29km) và Lộ Tẻ – Rạch Sỏi (51km).

– Cao tốc TP.HCM – Tiền Giang – Bến Tre – Trà Vinh – Sóc Trăng có tổng chiều dài 150km.

Ba tuyến cao tốc trục ngang với tổng chiều dài khoảng 591km bao gồm:

– Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng dài 191km.

– Cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu dài 212km.

– Cao tốc Hồng Ngự – Trà Vinh dài 188km.

Dự kiến đến năm 2026, 6 tuyến cao tốc, gồm 3 tuyến trục dọc, 3 tuyến trục ngang ở ĐBSCL, với chiều dài 554km được đưa vào hoạt động, sẽ làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt kinh tế – xã hội ở vùng đất rất giàu tiềm năng này.

Kết nối Đông Nam Bộ với các vùng

Đến năm 2030, hoàn thành hệ thống đường bộ cao tốc kết nối vùng với vùng Đông Nam Bộ, hệ thống cảng biển và các cửa khẩu quốc tế, gồm các tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông, Bắc – Nam phía Tây, thành phố Hồ Chí Minh – Sóc Trăng, Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu, Hồng Ngự – Trà Vinh.

Chi phí làm cao tốc ở miền Tây gấp 1,5 lần nơi khác

Suất đầu tư ở Đồng bằng sông Cửu Long gấp 1,3-1,5 lần nơi khác.

Địa hình miền Tây nhiều sông ngòi, địa chất yếu, biến đổi khí hậu… khiến chi phí đầu tư cao. Vì vậy, Trung ương đã dành nhiều nguồn lực đầu tư hạ tầng nơi đây nhưng chưa thể đáp ứng nhu cầu. Hiện, tổng chiều dài cao tốc ở miền Tây chưa đến 100 km trong tổng số gần 1.240 km trên cả nước, khiến tính kết nối vùng nhiều điểm nghẽn.

Ngoài ra, vật liệu xây dựng ở miền Tây khan hiếm, vận chuyển xa, kênh rạch chằng chịt… cũng là khó khăn lớn khi triển khai dự án hạ tầng. Các vấn đề trên làm hiệu quả đầu tư ở khu vực thấp hơn nhiều nơi khác, do vậy cần các chính sách, điều kiện tốt hơn để thu hút sự tham gia của doanh nghiệp.

Meyreal.com


THAM KHẢO THÊM CÁC BÀI VIẾT:

Thông tin tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam

Các dự án hạ tầng trọng điểm tỉnh Đồng Nai

Tuyến đường ven biển Long Hải – Bình Châu – La Gi – Mũi Né

Review BĐS Trục Cao Tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây

Thiết kế quy hoạch đô thị quanh ga metro số 2

Chuyên mục Review – Chuyên trang Bất động sản Meyreal.com

Meyreal.com – Cung cấp thông tin bất động sản toàn diện uy tín

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ bộ phận kinh doanh
  • Liên hệ bộ phận kinh doanh